[Giải đáp] Sinh mổ có được ăn thịt gà không

[Giải đáp] Sinh mổ có được ăn thịt gà không

Sinh mổ có được ăn thịt gà không chắc chắn là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Không những bởi quan tâm đến chính sức khỏe của bản thân mà còn nghe rất nhiều người đồn thổi về thịt gà ăn trong khi vừa mổ xong sẽ có vấn đề. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì hãy cùng bài viết đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này nhé!

Mẹ bầu sau sinh có ăn được thịt gà hay không?

Sinh mổ có được ăn thịt gà không hiện nay có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều vì loại thực phẩm này. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem trong cơm cữ có được ăn thịt gà hay không nhé.

Các nước phương Tây cho rằng thịt gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu. Có thể kể đến như như vitamin A, E, C, B1, B2, canxi, sắt, phốt pho. Đây là loại thực phầm giàu khoáng chất cũng như có chứa vitamin và dưỡng chất giúp cơ thể mau chóng hấp thụ cho cơ thể suy nhược.

Theo Đông y, thịt gà còn được gọi là nhãn nhục, có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa bệnh cơ xương, trị chứng tích nước trong cơ thể,… Vì vậy, thịt gà được thường xuyên bổ sung vào mâm cơm của sản phụ sau sinh. Nhất là các mẹ có những triệu chứng sau đây thì sẽ càng nên ăn thịt gà như: bụng đầy, khó tiêu, ít sữa, tắc sữa.

Tuy nhiên có nhiều vùng và nhiều gia đình vẫn cho rằng việc ăn thịt gà sau khi sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Đặc biệt là đối với những mẹ sinh mổ thì vết thương sẽ dễ bị ngứa ngáy, có thể để lại sẹo lồi và vết thương sẽ khó lành hơn. Vì vậy đối với những mẹ lo ngại vết mổ sẽ để lại sẹo, thông thường sẽ kiêng thịt gà. Do việc sinh mổ là một cuộc đại phẫu lớn, vì vậy vết sẹo để lại cũng sẽ làm các mẹ cảm giác thiếu tự tin.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thịt gà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình hồi phục của thai phụ. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ sau sinh mổ không nhất thiết phải bỏ thịt gà mà vẫn có thể ăn thịt gà bình thường, có bị ngứa hay bị sẹo hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mẹ. Nếu mẹ vẫn còn khó chịu, mẹ có thể ăn thịt gà 1-2 lần / tuần hoặc nhịn ăn cho đến khi vết mổ lành lại.

Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn thịt gà?

Sau khi vượt cạn, tình hình sức khỏe của các mẹ là khác nhau, không ai giống ai. Nhất là các mẹ lựa chọn biện pháp sinh mổ thì chắc chắc có phần hồi phục muộn hơn. Cũng phải tầm sau 6 – 7 tuần thì cơ thể các mẹ mới có thể hồi phục hoàn toàn. Còn sau 1 tuần sau thời gian sinh mổ thì việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày vẫn sẽ gây nhiều khó khăn cho các mẹ.

Tình trạng lành của vết thương nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lần thứ mấy bạn sinh mổ. Nếu bạn sinh lần đầu thời gian bạn lành sẽ nhanh hơn, nhưng khi bạn sinh đứa thứ 2 các bác sĩ sẽ rạch vào vết lần đầu của bạn. Và chắc chắn đối với lần sinh thứ 2 sẽ có thời gian hồi phục chậm hơn so với lần đầu.

Xem thêm:

Ăn hạt dẻ có tăng cân không?

Lợi ích của việc uống nhiều nước mỗi ngày.

Có nên uống sữa vào sáng sớm.

Đối với những mẹ không lo ngại hay kiêng cữ thịt gà thì ngay bữa đầu tiên đã có thể ăn thịt gà bình thường. Tuy nhiên đối với những mẹ lại muốn đợi vết thương đóng miệng thì có thể dựa vào những yếu tố sau để lựa chọn thời điểm ăn thịt gà.

  • Vết mổ đã không còn sưng đỏ.
  • Khi chạm vào vết thương không còn cảm giác đau nữa.
  • Vết mổ không còn cảm giác ngứa ngáy, rát tại vết thương.

Khi xác nhận cơ thể của mình không còn những dấu hiệu trên thì các mẹ có thể thỏa thích ăn các món được chế biến với thịt gà. Tuy nhiên nếu cơ thể còn có những dấu hiệu này thì nên hạn chế lại việc sử dụng thịt gà trong bữa ăn.

Món ngon làm từ thịt gà dành cho bà bầu.

Dưới đây là những món ăn mà ai đang chăm sóc cho mẹ bầu có thể tham khảo để nấu cơm cữ cho các mẹ. Vì thịt gà rất tốt nên việc đổi cách chế biến để các mẹ ăn được nhiều hơn là một trong những điều cần thiết. Vừa lạ miệng vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ, lợi sữa cho con.

Gà om nghệ

Gà om nghệ là một trong những món ăn của người dân mạn phía Đông Bắc nước ta. Theo như phong tục nơi đây các mẹ sau khi sinh mổ vẫn có thể ăn gà một cách bình thường. Việc ăn gà sẽ diễn ra cả tháng ở cữ của các mẹ, ăn kèm với gà sẽ là gạo nếp để các mẹ dễ nuốt hơn. Bởi vậy thịt gà, cơm nếp là hai món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ở cữ của các mẹ.

Gà om nghệ một món ăn rất đưa cơm
Gà om nghệ một món ăn rất đưa cơm

Gà sẽ được làm sạch chặt miếng vừa ăn sau đó ướp với gia vị, nghệ giã nhuyễn với một chút rượu trắng. Thịt gà sẽ giúp nguồn sữa của các mẹ nhiều hơn, nghệ sẽ giúp bổ máu sau cuộc vượt cạn đầy khó khăn, chút rượu sẽ giúp các mẹ ấm người hơn. Vì vậy đây là món ăn được người dân ở khu vực vùng núi phía Đông Bắc rất ưa chuộng.

Gà hầm thuốc bắc

Gà hầm thuốc bắc cái tên không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đây là một trong những món ăn cực kì bổ dưỡng nhất là cho những người vừa bệnh dậy hay những sản phụ sau sinh. Đây cũng là một món ăn được rất nhiều gia đình nấu cho sản phụ ăn trong quá trình ở cữ.

Gà hầm thuốc bắc
Gà hầm thuốc bắc

Món gà hầm này chế biến cũng không quá kì công, nếu như bạn có thêm gà ác hay gà đen hầm nhiều giờ với thuốc bắc thì món ăn lại càng thêm phần bổ dưỡng. Nếu bạn chưa biết nên mua thuốc bắc ở đâu có thể đến quầy thuốc bắc để hỏi mua. Trong túi thuốc bắc có những nguyên liệu tốt cho sức khỏe như: Kỉ tử, táo tàu,… nên khi được bổ sung vào cơ thể thì rất lợi cho máu.

Gà hầm hạt sen

Gà hầm hạt sen không còn là món ăn quá xa lạ đối với chúng ta. Hai nguyên liệu này còn rất dễ tìm nên các bạn không cần phải lo lắng vì việc tìm nguyên liệu. Gà được hầm với hạt sen trong khoảng thời gian dài sẽ làm gà mềm ra, hạt sen cũng sẽ rất mềm. Vị thanh nhẹ, ngọt từ thịt gà và hạt sen nên rất dễ ăn. Vị bùi béo của hạt sen cũng làm các mẹ được đổi vị.

Gà hầm hạt sen hỗ trợ ngủ ngon hơn
Gà hầm hạt sen hỗ trợ ngủ ngon hơn

Không những vậy như chúng ta được biết hạt sen còn có công dụng giúp giấc ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn. Vì vậy nếu như mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu ngủ hay muốn con có giấc ngủ sâu hơn thì hãy làm ngay một nồi gà hầm hạt sen để ăn nhé!

Gà hầm sâm

Gà hầm sâm – đây là một món ăn phổ biến có nguồn gốc từ xứ sở kim chi. Được cho là rất bổ dưỡng và nhiều dưỡng chất. Sâm sau khi được hầm nhừ với gà sau nhiều giờ liền sẽ có màu canh trông vô cùng ngon và bắt mắt. Đối với món ăn này sẽ giúp cho sản phụ mau chóng lấy lại được sức khỏe sau khi sinh em bé.

Gà hầm nhân sâm hỗ trợ phục hồi sức khỏe
Gà hầm nhân sâm hỗ trợ phục hồi sức khỏe

Những điều sản phụ cần lưu ý khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ, để cơ thể nhanh chóng phục hồi, ngoài chế độ ăn uống, sản phụ cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Sau khi cơ thể ổn định, mẹ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng. Khi đủ sức khỏe, bạn có thể bắt đầu thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn và tinh thần của mẹ cũng thoải mái hơn. Việc ngồi quá nhiều sau khi mổ sẽ không tốt vì vậy các mẹ cần nhờ người thân dìu tập đi lại thật nhẹ nhàng.
  • Trong khoảng 4-6 tuần sau khi sinh mổ, ít nhất là không quan hệ tình dục cho đến khi được xuất viện. Khi quan hệ tình dục trở lại, các mẹ nên thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn để tránh “mang thai ngoài ý muốn”. Vì nếu mang thai lại quá sớm sẽ không an toàn cho mẹ và thai nhi. Bởi vậy nên các cơ sở y tế khuyên các mẹ sau khi mổ nên từ 2 – 3 năm mới nên có thêm con.
  • Khi vừa mổ xong tránh vận động mạnh hay ăn những loại thức ăn cứng, khó tiêu. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến vết thương cũng sẽ làm các mẹ khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
  • Không nên cười quá nhiều, bởi khi cười quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến vết khâu.
  • Để vệ sinh cá nhân các mẹ cần chú ý tắm gội trong môi trường kín gió. Sau khi tắm xong cần dùng quạt sưởi và sấy tóc cho khô. Việc làm này sẽ làm cơ thể các mẹ dễ chịu cũng như tránh được việc có thể bị trúng gió. Tránh được các vấn đề về hậu sản cho các mẹ.
  • Trong khoảng thời gian ở cữ các mẹ cũng có phải để ý giữ ấm châm, đồng thời nên kết hợp phương pháp xông hơi bằng lá trầu không và lá ngải. Việc để cơ thể bị lạnh sẽ ảnh hưởng đến cơ thể rất nhiều. Về lâu về dài có thể gây các bệnh liên quan đến xương khớp, tê bì tay chân gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ sau này.

Làm sao để cho vết sẹo liền đẹp?

BÀ bầu sau sinh cơ thể rất yếu, vì vậy trong một tháng cần kiêng cữ rất nhiều điều. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, mẹ sau sinh mổ nên tránh những thực phẩm sau:

  • Thức ăn có tính hàn như rau đay, ốc, ghẹ, cua,… Vì sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ thường bị lạnh mà thức ăn có tính hàn sẽ làm tăng ức chế quá trình đông máu khiến vết mổ lâu lành hơn. Không những vậy về mai sau cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ khi trở trời đổ lạnh.
  • Rau muống, lòng trắng trứng gà, các món ăn từ gạo nếp… là những thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến quá trình liền sẹo. Vì chúng có thể thúc đẩy quá trình hình thành mủ và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vì vậy có thể hạn chế những loại thức ăn này lại.

Đây là những thực phẩm mẹ hoàn toàn nên tránh trong tháng đầu sau sinh mổ. Sang tháng thứ 2 mẹ có thể ăn một chút những thực phẩm này, từ tháng thứ 3 có thể ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên khi ăn cũng không nê

Ngoài ra, trong thời gian cho con bú, mẹ nên tránh tuyệt đối các thức ăn như rượu, cà phê, chè, ớt, tiêu, thức ăn sống chưa nấu chín. Không những vậy những loại thực phẩm như cà tím, đồ ngâm chua, đọt rau bí,… các mẹ cũng cần kiêng cữ. Vì thực phẩm có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cho sữa của mẹ cũng như sức khỏe về sau này cũng có thể bị ảnh hưởng.

Kết luận

Sinh mổ có được ăn thịt gà không bài viết đã bật mí cho bạn biết vì vậy nếu bạn biết. Vì vậy trong quá trình ở cữ bạn vẫn có thể ăn thịt gà bình thường. Nếu để cẩn thận hơn bạn chỉ cần đợi vết thương phục hồi và bổ sung thịt gà sau cũng là giải pháp. Thịt gà vừa bổ sữa vừa hỗ trợ cho cơ thể mau chóng phục hồi hơn. Như vậy cơ thể của các mẹ cũng nhanh chóng khỏe lại và có thể tham gia các hoạt động thường ngày một cách dễ dàng hơn. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp các mẹ chăm sóc các bé tốt hơn, bản thân mau chóng hồi phục hơn.